Screen Corner – Redesign your mobile screen corner

We, EmoPass Studio, have just released our lastest app called Screen Corner on Google Play. This app helps you to customize mobile screen corners with many styles. You can directly download this app on Google Play: Download Here!  If you are bored with default screen corner or want to try something new, this app can help you. Converted_file_1f87c93a FEATURES: ✔Enable or disable Screen Corner at any time. ✔Allow you to set corners overlapping status bar. ✔Allow you to set corners on Lock Screen. ✔Able to change corner’s size. ✔You can show or hide any corners: top left, top right, bottom left, bottom right. ✔Customize screen with 9 free corner’s styles ✔Only take 1 second to download ( app size is smaller than 1Mb)Converted_file_a856b80f

phone_ad6

If you have any problem or suggestion, please leave me a comment right here or send us a email via: quang.bme.hust.55@gmail.com we are really happy if you can give us suggestion about which corner style and function you want, we can update them in the next version soon. Thanks!

BetterNote – A Better Note

We, EmoPass Studio, have just released our new app called BetterNote.
It is now available on Google Play Store: Download Here!

https://play.google.com/store/apps/details?id=ss.passion.emonote

You can try it and give us your feedback and suggestion! Thanks.

betternote_ad1

Make better experience with the beautiful design!

WHY WE CREATE BETTER NOTE?
When people think about a note app, we often know an app which just captures our thoughts and ideas in a simple way.
Monotonous things are often boring.
When creating an app, we care about user’s feeling and each person has his/her own style. Therefore, we try to make a note app in which people can customize each notes and stories in their own way.
WHO SHOULD USE BETTER NOTE?
People who often write stories, journal want to use beautiful papers with many fonts, text color, text size and background.
People love beautiful and friendly apps.
And, anyone wants a special and better note app.
FEATURES:
✔ Capture your thoughts and ideas quickly, clearly and accurately.
✔ Help you customize every notes and journal.
✔ Provide more than 30 text fonts
✔ 20 fashion and style colors can be applied to note backgrounds and text color
✔ Free to set size of text
✔ Attach picture
✔ Attach audio
✔ Support hand-writing and drawing and attach them to your notes.
✔ Set location using Google Map
✔ Backup and Restore data easily ( even auto-backup to SD cards)
✔ Search note easily
✔ Many app themes
✔ Function: “Note to text”( Put all notes under text format and share and send it via Mail, Social Network, or other apps)
✔ Material Design

betternote_ad6

HOW ABOUT WIDGETS?
You can add unlimited number of widgets to your Home Screen.
Simply, Go to Widgets section from Home Screen and add BetterNote Widget then choose your note you want to display.
✔Add as many widgets as you want
✔Choose any note to display on widgets
✔Edit, change, and add any note to widgets easily.
✔Able to resize of widgets.

betternote_ad7

Hope you enjoy our product and have a good time! Thank you so much!
If you have any feedback or problem, please contact us via : quang.bme.hust.55@gmail.com

Blockgram – Photo Editor

I have just publish a photo editor app. I’m really happy to get your feedback and suggestion. 
https://play.google.com/store/apps/details?id=ss.passion.blockgram

Ảnh
**** BEAUTIFUL PHOTO EDITOR *****
We would like to give you a great photo editor to help you make amazing and beautiful photos.
ESPECIALLY, Blockgram app is easy-to-use and you can make great shots by a simple and quick way.
The word “BLOCK” we use here means “components” that help you to build your photo from original one. Blocks you can use in this app are Frames, Emoticons, Icons, etc and it is really easy to handle them following your way 
*FEATURE*
 You can use ether your gallery or camera to get your original picture.
 A lot of frames, icons, emoticons for you.
 Handle these block easily.
 Save your photo on gallery easily.
 Of course, you can share your amazing photos on Twitter, Facebook, E-mail, etc.
 Beautiful design
 Easy to use.
Now, you can get it and build your great photos 😀
HAVE A GOOD TIME!

Tích hợp quảng cáo với Startapp (for Android developers)

Có rất nhiều nhà cung cấp SDK đặt banner quảng cáo vào các app di động, cụ thể mình nhắc tới ở đây là Android ( iOS hay windowphone thì các bạn tự tìm hiểu nhé). Nhưng tại sao phải tìm đến các tool đặt quảng cáo???
Đơn giản là bởi vì các dev không phải từ Mỹ hay Anh đều không được upload app trả phí, trong khi đó app hay game làm ra phải bỏ công sức rất nhiều. Vậy để kiếm thêm thu nhập từ các app miễn phí thì đây là 1 cách hiệu quả.
Trong các tools, lớn mạnh nhất có lẽ phải kể đến Admob do chính google cung cấp, tính tiền theo phương thức đặt banner quảng cáo và PPC( paid per click). Ngoài ra còn rất nhiều tools như startapp, airpush, appnext,….
Đa số các anh em Việt Nam ưa dùng Admob (chắc có lẽ quá nổi tiếng- của google mà), nhưng hôm nay mình xin giới thiệu về startapp, sau đó có kinh nghiệm thì các bạn có thể tìm kiếm và sử dụng các tools khác nếu muốn.
StartApp tính tiền theo phương thức Paid per download, tính phí theo số lượt download. Ưu điểm của startapp là việc thanh toán nhanh chóng, chính xác(đây là do ý kiến của hầu hết các dev ở cả VN và thế giới).
Trước khi google ra new policies thì doanh thu từ startapp là khá được. Để cho phù hợp với chính sách mới của google về app trên google play, startapp và rất nhiều các tool khác phải thay đổi SDK.
Bắt đầu nhé, ban đầu phải lập một account.
1. Các bạn có thể đăng ký theo link ref này của mình: http://startapp.com/rff2y0g
Hoặc nếu không thích các bạn có thể đăng ký độc lập ( điều đó tùy thuộc).

Chỉ là nếu bạn được bạn bè giới thiệu và có kết nối bạn bè thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn thôi, lúc trước mình hơi tiếc vì không đăng ký dưới link ref của 1 dev nào đó vì cả bạn và bạn bè giới thiệu đều có lợi, tính theo bảng sau:
123

2. Qua bước đăng ký thì các bạn đăng nhập vào nhé!
3.Click vào nút Add another app.
4. Điền tên package của ứng dụng của bạn vào. Tên package mà bạn đặt trong project đó: ví dụ là com.example.helloworld.
Rồi click vào nút Get Info.

5.Nếu app bạn đã upp lên trên google play thì chọn yes, còn đang nằm trong eclipse thì chọn No.  Rồi điền nốt thông tin vào và click continue.

1
6. Đây là bước chọn các loại SDK để tích hợp trong app của bạn.

2
Đây là 3 loại SDK mới của Startapp. Với những bạn tiếng anh khá thì đọc là sẽ hiểu rõ ngay các loại SDK này, nhưng mình muốn nói qua nếu ai chưa hiểu lắm.
-InApp:  Bạn sẽ phải đặt quảng cáo trong app của mình, có thể là dạng banner( giống như cái băng rôn đặt ở file .xml của bạn, cái này giống với Admob), có dạng quảng cáo ở khổ lớn, sẽ hiện lên khi người dùng ấn phím home, back, hoặc chuyển giữa các activity( cái này do các bạn tùy chọn).

-SearchBox:  Nếu tích hợp thì dạng quảng cáo này sẽ hiện ngay khi chúng ta chạy app,  hỏi người dùng có muốn cài đặt một công cụ tìm kiếm trong app hay không.
-Post Call Manager: Sẽ cài đặt một tool của startapp cho người dùng.
Các bạn có thể dùng 1,2 hoặc cả 3 loại trong một app của bạn. Nhưng nếu app thực sự tốt thì có thể đặt nhiều quảng cáo, không thì người dùng thấy khó chịu, rate toàn 1 sao thì khổ :3
Nếu dùng cái nào các bạn tick vào ô loại đó rồi ấn continue nhé!

7.  Tiếp đến các bạn download file .rar mà starapp cung cấp về ( trong đó có file jar để tích hợp và bản pdf hướng dẫn chi tiết nữa).
Và nhấn Done.

3
8. Giải nén file và mở file hướng dẫn lên và làm theo.
Rất đơn giản thôi, nhưng có 1 thứ mà mình muốn lưu ý với các bạn vì trong phần hướng dẫn đó không hướng dẫn cụ thể đó là phần add file jar ngay đầu tiên.
– Trong eclipse, click chuột phải vào project mà bạn muốn integrate( tích hợp) quảng cáo và chọn Properties
-Chọn mục Java Build Path.
-Tiếp đến chọn thẻ  Libraries

-Click nút Add External JARs.

4

-Các bạn tìm đường dẫn tới thư mục vừa giải nén và thêm tất cả các file jar vào giúp mình.

-Xong rồi chuyển qua thẻ Order and Export, đánh dấu tích vào tất cả các file jar vừa thêm rồi nhấn OK là xong.

5
Những công việc tiếp theo thì trong hướng dẫn đã chỉ rõ rồi, từ việc update file AndroidManifest, đến việc sửa file .xml.
Sẽ rất nhanh thôi, các bạn lần đầu mất tầm 10 phút, sau quen chắc chỉ 5 phút.
9. Xong xuôi thì các bạn export ra file .apk như bình thường ( ở bài upload app lên android mình nói rồi nhé).
10. Rồi upload lên google play.
11. Khi đã có trên google play, các bạn quay lại tài khoản startapp, edit lại đường dẫn tới ứng dụng và click Yes.

6
Ok! Đến đây thì hoàn thành rồi đó, các app tiếp theo tương tự nhé! Đọc thì hơi dài thôi, còn làm quen sẽ nhanh lắm……
Mong rằng hữu ích với mọi người!

Cách upload ứng dụng lên google play (for android developers)

Các bạn có tài khoản google developer rồi đúng không? Vậy thì bắt đầu up app đầu tiên nhé.
Có một thứ mình muốn lưu ý trước, có ai bị để ngôn ngữ mặc định trong tài khoản là tiếng Pháp, Ả rập, Nga,…… hay gì không J ( Nếu vậy thì vào chỉnh sửa cài đặt ở phần trình duyệt nhé, không phải trong tài khoản developer đâu ). Ví dụ nếu bạn dùng Chrome thì chọn cài đặt, chỉnh phần ngôn ngữ nhé!
Mình lưu ý mọi người vì hồi trước mình để mặc định tiếng Pháp, mò mẫm mãi :3 ( hơi gà).
Vào chủ đề chính!
1. Upload app lên google play chắc chắn phải là đuôi .apk. Nhưng không phải là file .apk mà bạn build được hiện có trong thư mục chứa project đâu nhé, up file đó lên thì sẽ không chạy được vì thiếu 1 thứ quan trọng là keystore.
Keystore giống như 1 chìa khóa bảo vệ và đặt quyền chính chủ vậy, bên cạnh đó bạn phải dùng lại Keystore để update app.

–          Chọn project muốn xuất file .apk, kích chuột phải và chọn Export nhé!

Ảnh

–          Chọn Next, next

Ảnh

Ảnh

–          Bắt đầu bước tạo keystore( bạn chỉ tạo keystore lần đầu cho app thôi nhá, nếu update thì dùng lại keystore),

+ chọn Create new keystore, chọn nơi lưu keystore và tạo password nhá.
+còn update thì chọn keystore đã có sẵn và điền password là ok.

Ảnh

–          Điền tiếp các thông tin nhé, lưu ý chỉ cần điền thông tin tại các ô mình đã điền thôi.
số validity (years) bạn có thể điền từ 0-1000 ( mình cứ điền max 1000 cho hoành tráng J)
còn 84 là mã country code của Việt Nam.

Ảnh

–          Vậy là xong keystore. Chọn thư mục lưu file .apk và lưu lại, đợi 30 giây nhá!

Ảnh

Vậy bạn đã có file .apk để sẵn sàng upload lên google rồi.

2. Bật trình duyệt, đăng nhập vào tài khoản nào (https://play.google.com/apps/publish/)

-Chọn upload a new app

Ảnh
Nhập tên app, chọn default language

Ảnh
-Tiếp đó là upload file .apk lên.
Mình sẽ hướng dẫn bằng hình ảnh cho trực quan nhé, hơi chi tiết một chút vì nhiều khi các bạn sợ sai sót ( trước mình cũng thế, sợ lung tung google ban mợ nó nick mất 25$ thì toi) :((
Nhưng yên tâm, đơn giản và không sao đâu :))

Có 3 mục quan trọng bạn cần lần lượt hoàn thành.

Ảnh

Upload file .apk lên xong thì bắt đầu thêm thông tin về ứng dụng của bạn tại mục Store Listing

Ảnh

u11

u12

u13 u15

u14

u16u16

Xong rồi đó các bạn, đợi thời gian google thông qua vài tiếng là các bạn có thể vào google play và search đúng tên ứng dụng của minh. Sẽ thật tuyệt vời khi thấy app của mình nằm chềnh ềnh ở đó :))))
Mong rằng nó hữu ích với mọi người!
Mình sẽ viết tiếp cách intergrate tool đăng quảng cáo kiếm tiền cho ae dev là startapp .

Các bước đăng ký tài khoản Google Developer!

Cách đơn giản để đăng ký một tài khoản Android developer rất đơn giản, các bạn chỉ cần làm theo các bước sau.

* Chuẩn bị cho mình những thứ sau:

  1. Tầm 600k trong tài khoản ngân hàng.
  2. Một tài khoản gmail ( cái này chắc bạn nào cũng có :D)
  3. Một thiết bị android( điện thoại hoặc máy tính bảng)

* Nào, chuẩn bị lần lượt nhé!
1. Bạn muốn là có 1 tài khoản để upload app của mình lên  google play thì bạn phải mua với giá 25$ từ chính google play. Vậy mua thế nào?
– Hãy lập một tài khoản ngân hàng kích hoạt thanh toán quốc tế, loại thẻ Visa hoặc Master Card.
Mới gần đây mình đăng ký tại ngân hàng ACB, loại thẻ Visa Prepaid, các bạn có thể mở ở các ngân hàng khác nhưng nhiều người khuyên nên mở tại đây, đặc biệt nếu các bác muốn mở cả tài khoản Paypal (đừng ai hiểu nhầm mình PR cho ACB nhé 😦 )
Về cách đăng ký thì chỉ cần ra chi nhánh ACB gần nhất, ra đó các chị ấy hướng dẫn bạn, có gì thắc mắc cứ hỏi nhiệt tình nhé J
Mở xong thì hãy nạp tiền vào tầm 600k( sẽ dùng 25$ để mua tài khoản developer của google ấy mà).
Ok! Vậy đã có tiền trong tài khoản có thể thanh toán quốc tế! Chuyển bước tiếp theo…
2. Tài khoản gmail thì mình không hướng dẫn nữa nhá, chắc ai cũng có 1 hoặc cơ số tài khoản. 😀
Còn ai chưa có thì mình lập giúp….. hix
3. Thiết bị android này của các bạn hoặc mượn của ai cũng được, mất 15 phút thôi sẽ trả lại nguyên vẹn :3 ( hồi trước mình lấy con galaxy mini của thằng e).
* Có hết 3 thứ rồi thì bắt đầu nào:

  • Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android, mở kho ứng dụng PlayStore và đăng nhập vào bằng tài khoản Gmail dùng làm tài khoản đăng ký. Kiểm tra kỹ rằng đúng tài khoản, nếu không đúng thì nhấn Menu/ Accounts để thay đổi.
    Nếu là mượn máy, bạn có thể vào phần Setting/ Accounts & sync để thêm tài khoản mới của mình vào rồi vào PlayStore chuyển tài khoản thành tài khoản của bạn (vào Menu/Accounts).
  • Sau đó bạn chọn 1 ứng dụng có trả phí để mua. Lúc này PlayStore sẽ yêu cầu bạn nhập thẻ thanh toán Visa hoặc Master vào. Bạn nhập đúng các thông tin thẻ và lưu thẻ này lại. Sau đó, bạn không cần mua ứng dụng đã chọn mà thoát ra khỏi PlayStore.Như vậy là bạn đã hoàn thành việc add thông tin thẻ vào tài khoản.
  • Đến đây nếu bạn mượn máy thì có thể chuyển lại tài khoản trên google play và xóa tài khoản của bạn trên máy đó đi( vào lại Setting/ Accounts & sync nhé), rồi trả máy cho chủ nhân nó. :v
  • Tiếp đến, bạn truy cập vào https://play.google.com/apps/publish/ để đăng ký tài khoản Google Android Developer. Đến phần đăng nhập thì chọn đăng nhập với tài khoản Gmail đã add thông tin thẻ bên trên.(Các bạn chú ý là : Nhập đúng thông tin thẻ  như đăng ký ở ngân hàng, viết bằng tiếng Việt không dấu. Sai thông tin sẽ dẫn đến việc đăng ký không thành công.) 
  • Image
  • Image
  • Lúc này, hệ thống sẽ nhận thông tin và cho phép bạn mua tài khoản trực tiếp. Nhấn vào nút chấp nhận mua để đăng ký tài khoản là ok.
    Sau khi đăng ký tài khoản bạn sẽ bị trừ 25$ và đợi lâu nhất là 24h sau tài khoản sẽ được kích hoạt( lúc trước mình thấy mất có mấy tiếng đã được google thông qua).

Hoàn thành những bước trên là bạn đã có 1 tài khoản google developer rồi đó, bắt đầu upload những ứng dụng của chính mình lên cho mọi người cùng sử dụng. Từng bước một nhé, đơn giản thôi mà 😀

Mình sẽ viết tiếp bài về các cách upload app lên và bài về dùng startapp để kiếm tiền!
( Thông tin do mình tổng hợp và qua những gì mình đã làm)

Nếu bạn muốn nhận thông tin về những bài viết và dự án của mình sớm nhất, bạn có thể đăng ký newsletter qua link dưới đây nhé.
Subscribe để nhận thông tin bài viết sớm nhất.

Tìm hiểu và chọn chứng chỉ tiếng anh phù hợp

Tiếng anh, nó là một cái gì đó thú vị, niềm đam mê hoặc cũng có thể rất đỗi đơn giản với rất nhiều người. Trong khi đó là nỗi ám ảnh của không ít người.
Dù có là gì đi nữa thì thật sự tiếng anh rất quan trọng trong cuộc sống hiện tại. Nó quan trọng ra sao thì có lẽ chắc ai cũng có thấy được. Những yêu cầu tuyển dụng hay xin học bổng luôn xuất hiện các yêu cầu như: “toeic >=700”, “ielts>=6.5”, “toefl>=80″, hoặc ” cần có khả năng đọc hiểu bằng tiếng anh” là ví dụ đơn giản nhất bạn thấy!
Có rất nhiều người khá quen thuộc với những con số mình đưa ra và họ đã vượt qua nó. Bạn có nghĩ thật tuyệt vời nếu bạn cũng là một trong số đó. Còn những ai chưa từng nghe hoặc đang có kế hoạch cho bản thân thi lấy 1 trong 3 chứng chỉ toeic, toefl, hay ielts thì cần tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm là điều thực sự cần thiết. ” Nên tìm hiểu cách câu, địa điểm câu, loại cá có thể câu được trước khi vác cần đi câu, tỉ lệ bạn có một bữa ra trò sẽ cao hơn rất nhiều so với việc câu bừa” 😀
I. TOEIC (Test of English for International Communication)
Cái tên đúng là thường nói lên tất cả, đúng với mục đích của nó, Toeic là bài kiểm tra tiếng anh trong giao tiếp quốc tế. Nếu ai có ý định lấy nó là 1 phương tiện đi xin việc làm, đây là chứng chỉ phù hợp và so với 2 chứng chỉ còn lại, toeic được coi là dễ thở hơn.

* Vậy hình thức của kỳ thi TOEIC là gì?

Kỳ thi TOEIC diễn ra trong hai giờ, gồm có 200 câu hỏi, được chia làm hai phần.

• Phần nghe: Phần này gồm có 100 câu hỏi được hỗ trợ bởi máy cassette. Phần này mất khoảng 45 phút. Nó được chia ra thành những phần sau đây:

Phần 1: Câu hỏi hình ảnh (10 câu)

Phần 2: Câu hỏi-trả lời (30 câu)

Phần 3: Bài hội thoại ngắn (30 câu – 10 hội thoại – mỗi hội thoại có 3 câu hỏi đi kèm)

Phần 4: Cuộc nói chuyện ngắn (30 câu – 10 cuộc nói chuyện ngắn – mỗi cuộc có 3 câu hỏi đi kèm)

• Phần đọc: Phần này bao gồm 100 câu hỏi viết. Phần này kéo dài khoảng 75 phút. Nó được chia thành những phần sau đây:

Phần 1: Những Câu Chưa Hoàn Chỉnh – hoàn thành câu (40 câu)

Phần 2: Hoàn thành đoạn văn (12 câu – 4 đoạn – mỗi đoạn 3 câu hỏi)

Phần 3: Đọc Hiểu (48 câu – đoạn đơn: 28 câu, đoạn kép: 20 câu)

Tổng số điểm tối đa của TOEIC là 990 điểm.

http://www.ets.org/toeic

II. IELTS( International English Language Testing System)

Ảnh

IELTS là kỳ thi quốc tế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các thí sinh với mục đích du học, định cư hay làm việc tại những nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. ( Đa số mọi người thi ielts với mục đính đi du học, hoặc một số ít thích thi để chứng tỏ bản thân xong để đó, điều này thực sự tốt 😀 )

Kỳ thi này được tổ chức thế nào? Kỳ  thi được chia làm 2 phần:

Phần (a) – thi Viết, bao gồm các kỹ năng: Nghe, Đọc và Viết

Phần (b) – thi Nói, bao gồm kỹ năng: Nói

Phần thi Viết (Nghe, Đọc, Viết) được tiến hành trong buổi sáng của ngày thi chính thức và kéo dài khoảng 3 tiếng.

Phần thi Nói chỉ kéo dài 15 phút và mỗi thí sinh sẽ được bố trí thời gian thi Nói riêng. Lịch thi Nói được bố trí cùng ngày với thi Viết hoặc trong khoảng thời gian 5 ngày trước và sau ngày thi Viết. Vì 2 địa điểm thi Nói và thi Viết có thể khác nhau nên thí sinh sẽ được thông báo chính xác địa điểm của từng phần thi.

HỆ THỐNG ĐIỂM

Mỗi thí sinh sẽ nhận được 1 bảng điểm, trên bảng điểm thể hiện thang điểm từ 1 đến 9 cho từng kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và điểm tổng cho 4 kỹ năng.

III. TOEFL (Test OEnglish as a Foreign Language)
Chứng chỉ toefl, giống như ielts cũng là 1 trong những điều kiện bắt buộc để bạn xin học bổng đi học nước ngoài, có 1 chút khác biệt là thường những ai thi toefl đều có ước mơ du học Mỹ hay Canada :))
Đây cũng là loại chứng chỉ có nhiều thay đổi nhất. Hiện tại nó đã trải qua 2 lần cải tiến đáng kể tương ứng với 3 dạng bài thi khác nhau.

1. TOEFL PBT ( TOEFL paper-base Test)
Là một dạng bài thi trên giấy, hiện tại còn 1 số quốc gia sử dụng. Ở Việt Nam, dạng bài thi Toefl nội bộ(Toefl itp) cho mấy bác học lên thạc sĩ cũng chính là dạng bài toefl pBT.

* Gồm 3 phần:

1. Nghe hiểu: 50 câu hỏi – 35 phút

2. Ngữ pháp- cấu trúc: 40 câu hỏi – 25 phút

3. Đọc hiểu: 50 câu hỏi – 55 phút

Tổng thời gian: 115 phút.

– Thang điểm tính sẽ từ : 310 đến 677 điểm

http://www.toefl.com.vn/c31-gioi-thieu.html

2. TOEFL CBT ( TOEFL computer-base Test)

TOEFL trên máy tính (CBT) được tổ chức đầu tiên vào ngày 30 tháng 9 năm 2006. Bài thi cũng được chia ra làm 4 phần : nghe, cầu trúc ngữ pháp, đọc hiểu và viết. Trong lúc làm bài thí sinh không được phép ghi chú. Tổng lượng thời gian làm bài tối đa là 4 tiếng và mức điểm tối đa đạt được của thí sinh là 300.
Phần nghe (45-70 phút).

  1. gồm 2 dạng: thí sinh sẽ nghe những đoạn đối thoại giữa 2 hoặc nhiều người trong lớp học hoặc trong trường đại học; hoặc những mẫu đối thoại giữa sinh viên với giảng viên. Các câu hỏi thường là dạng : aichủ đề của câu chuyện và ở đâu.

Phần ngữ pháp (15-20 phút)

Thường là dạng nhận định chỗ sai trong câu và điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Phần đọc hiểu (70-90 phút)

Thí sinh sẽ đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi liên quan, thường là các dạng như: chủ đề của đoạn văn, các câu hỏi liên quan đến tác giả, các ý kiến được suy ra từ nội dung của đoạn văn…

Phần viết bài luận (30 phút).

Viết một bài luận về một chủ đề thông thường và nêu ra quan điểm chủ quan của thí sinh về chủ đề đó.Bài thi TOEFL trên máy tính (CBT) được lập trình để chỉ cung cấp cho thí sinh những câu hỏi có độ khó phù hợp với năng lực ngôn ngữ của thí sinh, căn cứ vào kết quả những câu trả lời đầu tiên, và tất nhiên mức điểm của thí sinh nhận được cũng sẽ ở mức tương ứng. Xét về tính chất tùy biến thì dạng thi này gọi là CAT (Computer Adaptive Test: bài thi tương tác hoặc tùy biến qua máy tính).Điểm số sẽ được chấm thành 3 phần theo thang điểm 0-30: nghe, đọc hiểu-ngữ pháp (gộp chung) và viết. 3 phần điểm sau đó được qui đổi thành điểm cuối cùng với thang điểm từ 0-300. Điểm viết sẽ được cho biết riêng theo thang điểm 0-6.

3. TOEFL trên Internet (iBT)

Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT). Kỳ thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.
Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kỹ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.Nghe: khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 50-90 phút.Có hai hình thức của bài nghe: dạng bài thi dài và ngắn. Ở dạng thi dài, thí sinh sẽ phải nghe và trả lời câu hỏi cho 3 đoạn hội thoại và 6 bài giảng văn. Dạng thi ngắn gồm 2 đoạn hội thoại và 4 bài giảng.
Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.

Nói: gồm 6 bài nói.

2 bài đầu là hình thức bài nói riêng (Independent Task) về một đề tài quen thuộc trong xã hội và sinh hoạt hằng ngày. Thí sinh có 45 giây để nói.
4 bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task). Thí sinh phải nghe một đoạn hội thoại hay một bài thuyết giảng và sau đó trả lời dựa theo câu hỏi đưa ra có liên quan đến đoạn hội thoại hay bài thuyết giảng. Ờ phần này, thí sinh có 60 giây để nói.

Đọc: cũng có hai hình thức là dài và ngắn.

Ở dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 5 bài đọc trích từ các sách giáo khoa của trường đại học hoặc cao đẳng ở Bắc Mỹ. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700-750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 100 phút của dạng dài).

Viết: gồm 2 bài viết.

Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải vào khoảng 150-225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.
Bài thứ hai là dạng Independant Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải vào khoảng 300-350 từ. Thí sinh có 30 phút để viết.

toefl uc-quy-dinh-lai-thang-diem-toefl

Keep your passion and follow your dream !

Keep your passion and follow your dream !

“Tuổi trẻ giống như một cơn mưa, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm một lần nữa…..”